KÝ ỨC

Trần Tâm C1
Từ Ban quân quản về cha báo tin con sẽ đi học ở trường B3 .Nghe cha nói tôi không hiểu B3 là gì nhưng khi nghe giải thích được đi học là mừng lắm rồi vì sau nhiều tháng ở khu sơ tán có học hành gì đâu .Theo cha ra Ban quân quản -Lúc bấy giờ được làm bằng tre tường đan một nữa bằng lồ ô, trên lợp mái tranh đơn sơ nhưng cảm giác rộng rãi gần gũi -để hoàn thành thủ tục.Vài hôm sau lên đường,hành trang là một cái túi nhỏ đựng quần áo và đồ dùng các nhân .Khi đi mẹ không quên bỏ 1 lon gugo(lon sữa gugo)chứa đầy ruốc bông mà mẹ tự làm để ăn thêm với cơm nắm trên đường hành quân .Cùng được chọn đi đợt đó có khoảng 20 người
Tân Cảnh điểm đầu tiên tập kết

Tiếng đàn Violon
Cả đoàn tập kết ở một cánh rừng lồ ô bên một dòng suối trong vắt .Trong khi đợi xe đưa đi hằng ngày đám trẻ chúng tôi chơi đùa ,nằm vắt vẻo trên võng nói chuyện .Có hôm cả bọn được một trận cười vui vẻ vì một số tiết mục văn nghệ tự biên tự diễn của các bạn trong đoàn .Nhất là Hùng hóa trang thành một tên lính trông thật là dữ dằn miệng lúc nào cũng nói "hùng hổ cái là hùng hổ ,....",sau đó bị tiêu diệt thế là cả bọn hoan hô tán thưởng.
Có một đêm không thể nào quên khi bỗng dưng có một chú bộ đội bước vào lán trang phục như bao chú bộ đội khác đầu đội mũ tai bèo ,bộ quân phục không còn mới ,tay  cầm một cái hộp .Lúc đầu cả bọn không biết trong đó là cái gì .Sau khi giới thiệu và khi mở hộp mới biết đó là đàn chứ không phải vũ khi gì .Tôi biết cây đàn violon từ đó.Cả lán tràn ngập  âm thanh từ chiếc đàn violon ,âm thanh sao mà kỳ lạ và thu hút .Cả bọn mắt tròn xoe vì từ nhỏ đến giờ có bao giờ trực tiếp tiếp xúc và được nghe một nghệ sỹ chơi violon bao giờ đâu.Hết bài này đến bài khác chú say sưa kéo đàn và hát . Thỉnh thoảng dừng lại nói chuyện về miền Bắc,về những đêm biểu diễn phục vụ bộ đội ,...chúng tôi say sưa không biết đêm đã về khuya từ bao giờ .Rồi phải đi ngủ ,tạm biệt chú văn công sau này không biết chú thế nào còn sống hay đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ -vì lúc đó giữa sống và chết mong manh trong gang tấc -song tiếng violon vẫn văng vẳng và đi theo tôi suốt đến ngày nay .Nếu may mắn vượt bom đạn đến ngày hòa bình,nếu đọc được những dòng chữ này xin chú hãy hiểu tiếng đàn của chú đã truyền cho biết bao người lính ,bao em bé trong vùng giải phóng như tôi niềm lạc quan ,tin tưởng vô bờ đến ngày chiến thắng .
Sông Poco

Hành quân

Rồi cũng đến lúc được lệnh lên đường .Đêm đó xe đón chúng tôi ở bờ bên kia (vì không có cầu )do đó cả đoàn hành quân đi bộ đến bờ sông thuyền công binh đưa đoàn vượt sông .Đêm tối nên cũng không nhận ra được ai chỉ biết mệnh lệnh phát ra ,theo ánh đèn pin lên thuyền qua sông bên kia bờ đã có xe đón .Đường Trường Sơn Đông lúc đó nhỏ chỉ đủ cho một xe chạy có lúc con đường lộ ra giữa đám cỏ tranh có khi chạy dưới tán lá um tùm của rừng nguyên sinh.Thỉnh thoảng có tiếng hô cúi xuống thì cả bọn cúi rạp đầu ,xe không có mui những cành tre quất vào thành xe ào ào đó là lúc xe đi vào những rừng tre nếu lơ đểnh sẽ bị tre quất vào đầu ,chúng tôi thích thú khi qua khỏi lùm tre thì mấy anh ngồi gần cabin lại chồm lên để nhìn và làm nhiệm vụ cảnh giới cho xe .
Mùa mưa nên đường rất trơn và xấu nhiều đoạn xe sa lầy càng cố sức rú ga xe càng bị lún sâu vào bùn ,bánh xe quay tít vung bùn nước tung tóe .Lúc này thật tội nghiệp cho mấy chú lái xe phải vất vả lấy cành cây chèn vào để tăng ma sát cho bánh xe ,dùng xẻng xẻ rảnh để bánh xe dễ bò lên,...Cả đoàn bao giờ cũng có một chiếc Zin 3 cầu đi trước để làm nhiệm vụ kéo các xe khác khi lên những con dốc cao .
Đoàn dừng lại ở một trạm -Đây là một kho hậu cần đóng trong một cánh rừng toàn tre ,các nhà kho được làm từ tre ,cách mặt đất khoảng nữa mét có lẽ để chống ẩm  và đề phòng côn trùng nhất là lũ mối .

Dừng lại ở trạm một thời gian để đợi xe đến đón nhưng không có chúng tôi được lệnh hành quân bộ .Ba lô ,nước uống ,cơm vắt là hành trang chúng tôi đi bộ theo đường mòn ,mưa như trút nước có lúc không nhìn thấy nhau thỉnh thoảng phải dừng bước gỡ vắt khỏi chân .con vắt nhỏ khi chưa hút máu một đầu bám đất ,đầu kia ngo ngoe để đánh hơi và nhanh chóng bám vào chân khi có người đi qua .Nếu không phát hiện thì nó sẽ bò lên có khi cả chỗ kín hút máu thân phình to như đầu chiếc đủa xong buông người rơi xuống đất ,do khi hút máu nó tiết ra một chất dịch làm cho máu không đông nên khi nó đã rơi vết cắn vẫn tiếp tục rỉ máu và để lại một vết thâm do tụ máu .Đường Trường Sơn mùa này vắng thỉnh thoảng mới gặp một tốp gùi hàng của một đơn vị nào đó đi ngược lại.Trưa dừng chân bên đường đã có sẵn khung căng tăng (tấm ni lông dày dùng để căng làm trại) ,móc võng của những đơn vị bộ đội hành quân qua để lại, bàn tay lúc này đã nhăn nheo do cả buổi bị ướt .Đói ,lạnh chúng tôi cùng bóc cơm vắt ăn với muối vừng do anh nuôi ở trạm phát khi hành quân thật ngon lành .
Đoạn đường mà đoàn đi qua có một đèo tên là Đèo đá chẳng biết có phải vì nhiều đá hay không chỉ biết khi đi cả bọn truyền miệng nhau đèo này lắm cọp .Ban ngày bộ đội hành quân qua ,đêm cọp đi thành đàn nghe mà lạnh gáy,chẳng ai dám đi lẻ qua đèo.Nếu đi ít người thì phải vát gậy vượt đầu để cọp thấy sợ không dám tấn công .Khi qua đèo tôi để ý coi có dấu tích gì của cọp không nhưng mưa như trút nước trên đèo xóa mọi dấu vết và có lẻ thấy một đoàn người đông chẳng con cọp nào dại gì mà xuất đầu lộ diện .
Đèo Đá cũng là nơi bọn biệt kích thường được thả xuống để thăm dò sự vận chuyển của quân giải phóng .Vì tồn tại trong vùng giải phóng lúc đó vẫn còn một căn cứ huấn luyện biệt  kích của Mỹ (Bến Hét).từ căn cứ này theo đường chim bay đến đèo Đá cũng không xa .Khi hành quân đoàn phải đi vòng để tránh căn cứ này .Do đó chúng tôi cũng được cảnh báo trước đêm hành quân ,chiều cả đoàn đến T8 đóng ở một ngọn đồi cao có lẽ đây là ngọn đồi và nơi đóng quân cao nhất ,hiểm trở nhất mà tôi dừng chân kể từ ngày xa nhà .Khi đoàn đến cũng đã có một số đơn vị dừng chân ,lán trại ở đây là nữa chìm nữa nổi ,phần chìm được đào sâu trong đất cỡ 1m phần trên nhô khỏi mặt đất tường là tre đan ,trên lợp bằng nứa (cây nứa chẻ đôi được lợp theo kiểu âm dương ),nắng thì mát ,mưa không bao giờ bị dột và cũng khá bền .
Đ51
Từ T8 xe đưa chúng tôi tiếp tục vào sâu trong những cánh rừng ,đường đi thật hiểm trở đồi núi chập chùng xe liên tục lên dốc,xuống dốc hiếm khi được đi ở đoạn đường bằng phẳng ,thỉnh thoảng phải dừng lại để cưa cây đỗ chặn ngang đường .Những đoạn đường lầy lội được công binh dùng cây đan dày trên mặt đường .Cây dùng thường bằng cổ tay dài bằng mặt đường được rải đều trên mặt đường,hai bên có những cây dài kẹp lại để không bật ra khi xe qua .Có đi qua những con đường như vậy mới thấy sự lao động sáng tạo và vất vả của các chú công binh,thanh niên xung phong .Có một kỷ niệm cũng khó phai đó là vào buổi chiều khi xe đan bon bon trên một đoạn đường bằng phẳng thì trên xe radio bắt được chương trình ca nhạc của Đài tiếng nói Việt Nam tiếng ca sỹ Tường Vy đáng hát bài Tiếng đàn ta lư nghe thật hào hùng cả xe ai cũng phấn chấn dù đã ngồi xe cả ngày (thời đó có xe đi là may rồi ,không ghế ngồi trên sàn xe như nêm).Chiều đến một trạm mà chúng tôi được thông báo là Bãi khách đóng ngay bên dòng sông lớn ,nước trong veo ,địa hình khá bằng phẳng .Việc đầu tiên là cả bọn kéo nhau tắm sông rất vui quên đi cảnh báo của các chú bộ đội "coi chừng ruồi vàng đó" đến khi bì bõm một lúc thì khi ngoi lên mặt nước những con ruồi vàng bâu vào cắn (loại này hút máu để lại trên da một vết đỏ ) ngứa ơi là ngứa vậy là phải kết thúc sớm nếu không muốn đầy mình bị vết cắn  của ruồi để lại hành hạ .
Lá Trung quân
Nghỉ dưỡng sức mấy ngày ở bãi khách xe lại đưa chúng tôi tiếp tục hành trình điểm đến tiếp theo là Đ51 .Khi đến nơi trời đã tối chúng tôi được phân vào các lán nhỏ -nữa chìm như ở T8 -Chỉ khác là trần được lợp bằng lá trung quân .Lúc đầu nhìn tôi cứ tưởng ngói nhưng sáng đậy mới biết là lá .Những chiếc lá trung quân nhỏ được hái về đan thành tấm .Mỗi tấm có một thanh tre dài ,lá Trung quân được bẻ gấp lại qua thanh tre và ghim bằng que tăm .Quả là kỳ công vì để có đủ lá lợp phải tốn rất nhiều công sức ,rất nhiều lá hơn so với lợp bằng nứa bù lại nhà lợp bằng lá Trung quân đẹp và ấm cúng hơn
Mái lá Trung quân

Ngày đầu ở Đ51 tôi cùng 4-5 người được bố trí ở với các chú bộ đội -Sau này mới biết các chú đã chiến đấu ở chiến trường lâu được điều về chờ ngày ra Bắc.Tôi nằm cùng chú Nguyễn Biên Thùy hình như ở Hà Tây(cũ) ,các chú xa gia đình ở chiến trường lâu ngày nên rất quý chúng tôi chú coi như con chăm sóc chỉ bảo từng tý từ việc sinh hoạt ,ăn uống .Gần lán có một dòng suối ngay sáng hôm sau khi đến mấy đứa đã xuống suối câu cá .Vì không có lưỡi câu nên các bạn có sáng kiến bẻ cọng sắt uống cong làm lưỡi nhưng cá trong rừng khá háu ăn nên việc câu cũng dễ dàng .Tay sát cá là Quang vì số lượng cá mà Quang câu được nhiều nhất ,xem Quang câu cá nhẹ nhàng như hái lá hái rau vậy .Khi cả bọn cùng quăng câu chưa có thì Quang đã giật lia lịa thấy mà thích .
 Gần bếp ăn có một con đập nhỏ chắn ngang dòng suối tạo thành một hồ nước lúc nào cũng trong vắt thấy rõ từng đàn cá bơi lội .Từ thân đập nhô ra những ống nước bằng lồ ô chảy xuống phía chân đập -giống như các giọt nước mà đồng bào Tây Nguyên làm -đó là nơi anh nuôi lấy nước ,nơi tắm giặt rất thuận tiện .Hằng ngày sau khi ăn xong anh nuôi rửa xoong nồi ,thức ăm thừa chảy theo dòng suối nên là nguồn thức ăn thu hút lũ cá tìm đến .Gần đó có một khúc cong của dòng suối ,nước chảy tạo xói mòn bờ tạo thành những hàm ếch và không biết từ bao giờ vô số cá sinh sống ở đây chờ nguồn thức ăn từ giọt nước chảy xuống .Hôm đó không hiểu ai tôi nhớ mang máng chú Sơn (ở cùng lán và trẻ nhất trong các chú bộ đội ) rủ cả lán xuống vây đoạn suối đào mương dẫn nước sang hướng khác để tát cạn đoạn suối mà đàn cá tập trung .Không thể nói vui làm sao khi nước chưa cạn từng đàn cá trắng to cỡ nữa bàn tay cứ theo dòng nước chảy chạy xuống trước và chúng tôi chỉ việc dùng rổ vớt bỏ vào thùng .Lũ cá trê thì khôn ngoan hơn bám trụ trong các hốc ,đeo bám vào rễ cây từ trên sà xuống nhờ vào hai cái ngạnh gắn với vây .Khi bắt phải dùng 2 ngón tay kẹp ngang khóa miệng và ngạnh nếu nhẹ tay nó quẫy mạnh ngạnh đâm vào tay rất sâu đau nhứt vô cùng và có thể phát sốt .Dù sao chú cháu cũng lùa hết lũ cá trê đen đùi đũi mập tròn vào rỗ và có cả một chú baba nhỏ .Hôm đó hai thùng lương khô mang theo chứa đầy cá có khi đến hơn10kg .Một bữa ăn cải thiện rất tươi ngoài thực đơn của anh nuôi còn có thêm cá kho,cá trê chiên thật thích thú.
Thỉnh thoảng cả bọn được đưa đi bẻ măng giúp anh nuôi .Chúng tôi cùng các chú đi đến những quả đồi có tre để bẻ những cây măng búp mới nhú khỏi mặt đất ,dùng dao chặt đọt và lột ra thì lộ ra thân măng mập mạp và trắng nỏn .Thỉnh thoảng khi đi vô tình chân đá lớp lá khô để lộ ra những vỏ đồ hộp ,thìa nỉa bằng nhựa .Theo lời kể của các chú thì biệt kích và gần đây là cuộc càn Giôn sơn city vào đường Chín Nam Lào nơi đây quân Mỹ đã đỗ quân càn quét vào hậu cứ, để khỏi xóa dấu vết thì lính Mỹ chôn thức ăn và dụng cụ thừa .



1 nhận xét: